03/09/2018

Cập nhật gần nhất 07:39:16 PM GMT

KPLC: Tư vấn & Hướng dẫn Pháp Luật Doanh Nghiệp, Tái cơ cấu, Sáp nhập & Mua lại Một số công thức tham khảo để áp dụng phương pháp xác định giá thị trường ______________________________________________________________________________

Một số công thức tham khảo để áp dụng phương pháp xác định giá thị trường

Email In PDF.
PHỤ LỤC 2- GCN/CC: MỘT SỐ CÔNG THỨC THAM KHẢO ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010)

PHỤ LỤC 2- GCN/CC

MỘT SỐ CÔNG THỨC THAM KHẢO ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số  66/2010/TT-BTC ngày 22  tháng 4 năm 2010)

A. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC CÔNG THỨC

Các công thức được nêu tại Phụ lục này phản ánh cách tính cơ bản nhất được áp dụng theo số liệu kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong khi thực hiện phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt, doanh nghiệp có thể thêm (+) hoặc bớt (-) một số chỉ tiêu cấu thành doanh thu, chi phí hoặc tài sản trong mẫu số hoặc tử số của công thức tính nhưng phải đảm bảo các yếu tố cấu thành trong tử số và mẫu số của công thức tính tỷ suất của giao dịch liên kết tương tự như các yếu tố cấu thành trong tử số và mẫu số của công thức tính tỷ suất của giao dịch độc lập được chọn để so sánh. Các chỉ tiêu được thêm hoặc bớt phải được hạch toán rõ ràng theo quy định của chế độ kế toán.

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp A là doanh nghiệp liên kết và doanh nghiệp B là doanh nghiệp độc lập có các số liệu kế toán được dùng để so sánh  về tỷ suất như sau:

 

A

B

Doanh thu thuần

800

900

Giá vốn hàng bán

550

600

Chi phí bán hàng

 

60

Chi phí quản lý chung

 

100

Chi phí bán hàng và quản lý chung (hạch toán chung)

150

 

Chi phí lãi tiền vay

50

0

Lợi nhuận thuần

50

140

Giả sử cần so sánh tính tỷ suất có liên quan đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp thì giá trị về lợi nhuận gộp (được tính bằng doanh thu thuần - giá vốn hàng bán) của A và B không có khác biệt nên có thể sử dụng công thức cơ bản để tính.

Giả sử cần so sánh tỷ suất sinh lời (hiệu quả sản xuất kinh doanh) giữa A và B, do khác biệt về việc A phải trả chi phí lãi tiền vay nên khi tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể điều chỉnh để tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần trước khi trả chi phí lãi tiền vay như sau:

- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần trước khi trả chi phí lãi tiền vay của A:

 (50 + 50): 800 x 100% = 12,5%

- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần trước khi trả chi phí lãi tiền vay của B:

 140: 900 x 100% = 15,556%

B. CÔNG THỨC TÍNH TỶ SUẤT THEO TỪNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ

1. Phương pháp giá bán lại

Giá trị sản phẩm mua vào từ giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức sau:

Giá trị sản phẩm mua vào = [Dt - (Dt x td)] - Ck

Trong đó:

a) Dt: Doanh thu thuần;

b) Ck: Chi phí khác có liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ: chi phí vận chuyển, thuế, phí khâu nhập khẩu...) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

c) td: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

=

Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

x  100%

Doanh thu thuần

2. Phương pháp giá vốn cộng lãi

2.1. Giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức:

Giá bán ra = Z + (Z x tc)

Trong đó:

a) Z: Giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm được bán ra bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp;

Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết:

Z  = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

b) tc: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được tính theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn

=

Doanh thu thuần - Z

x 100%

Z

2.2. Cách tính lại Z căn cứ vào phương pháp giá vốn cộng lãi trong trường hợp doanh thu đã phản ánh theo giá thị trường:

Z =

Doanh thu thuần

1+ tc

3. Phương pháp so sánh lợi nhuận

3.1. Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần:

Tỷ suất EBT

=

EBT

x 100%

Dt

Trong đó:

a) EBT: thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết, EBT có thể bao gồm cả chi phí lãi tiền vay hoặc chi phí khấu hao tài sản.

b) Dt: doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh.

3.2. Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp  trên tổng chi phí hoạt động kinh doanh:

Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí

=

Thu nhập thuần trước thuế TNDN

x 100%

 Tổng chi phí

Trong đó:

a) Thu nhập thuần  = Doanh thu thuần – Tổng chi phí.

b) Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí hợp lý được trừ. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết, tổng chi phí có thể không bao gồm thuế khâu tiêu thụ (ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt).

3.3. Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản, được tính theo công thức:

Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản

=

Thu nhập thuần trước thuế TNDN

x  100%

Tài sản sử dụng để tạo ra thu nhập

Trong đó:

a) Tài sản sử dụng để tạo ra thu nhập thường bao gồm các loại tài sản được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Số liệu về tài sản được tính là số trung bình cộng của số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.

b) Tử số của phép tính trên không bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư (ví dụ: thu nhập được chia từ việc đầu tư góp vốn vào hoạt động liên doanh, liên kết tại một doanh nghiệp khác). Tương tự, mẫu số của phép tính cũng không bao gồm giá trị tài sản được sử dụng cho hoạt động đầu tư (ví dụ: vốn góp liên doanh, liên kết).

4. Phương pháp tách lợi nhuận

Công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ chi phí đóng góp:

Lợi nhuận phân bổ
Cho doanh nghiệp

=

Tổng lợi nhuận

x

Phần chi phí đóng góp của doanh nghiệp

Tổng chi phí đóng góp

Trong đó:

a) Chi phí đóng góp của doanh nghiệp: bao gồm chi phí bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản khác được quy đổi thành giá trị bằng tiền.

b) Tổng chi phí đóng góp: tổng số chi phí đóng góp của các bên tham gia trong giao dịch.

c) Tổng lợi nhuận: lãi (lỗ) trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tạo ra từ giao dịch liên kết.

C. CÁCH TÍNH TỨ PHÂN VỊ, BÁCH PHÂN VỊ ĐỂ XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ GIÁ THỊ TRƯỜNG CHUẨN

1. Cách tính tứ phân vị

1.1. Cách tính

+ Lập một vùng tính trong Excel là các ô chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất xác định được (có thể là một cột hoặc một dòng).

+ Di chuyển đến một vùng khác và thực hiện lệnh Quartile để tìm các phân vị tương ứng, cụ thể:

QUARTILE (Vùng cần tính,tham số)

- Vùng cần tính: Là vùng chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất.

- Tham số: Nhận các giá trị tương ứng 0, 1, 2, 3, 4.

+ Tứ phân vị thứ nhất là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 1.

+ Tứ phân vị thứ ba là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 3.

+ Khoảng tin cậy là khoảng giá trị từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba.

1.2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Trong năm 200x, doanh nghiệp A lựa chọn được các doanh nghịêp độc lập để so sánh có các số liệu về tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản là: 1; 1.25; 1.25; 1.5; 1.5; 1.75; 2; 2; 2; 2.25; 2.5; 2.75; 3.

Xác định khoảng tin cậy của các giá trị trên như sau:

A

B

C

Giá trị tỷ suất tìm được

Xác định tứ phân vị

1

Tứ phân vị thứ nhất

= QUARTILE(A2:A14,1)

1.25

Tứ phân vị thứ ba

= QUARTILE(A2:A14,3)

1.25

Số trung vị

= QUARTILE(A2:A14,2)

1.5

 

 

1.5

 

 

1.75

 

 

2

 

 

2

 

 

2

 

 

2.25

 

 

2.5

 

 

2.75

 

 

3

 

 

Từ đó ta xác định được khoảng tin cậy của các giá trị tỷ suất là khoảng giá trị giữa tứ phân vị thứ nhất và thứ ba: (1.5;2.25), số trung vị: 2.

2. Cách tính bách phân vị (dùng hàm Percentile trong Microsoft Excel)

2.1. Cách tính

+ Lập một vùng tính trong Excel là các ô chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất xác định được (có thể là một cột hoặc một dòng).

+ Di chuyển đến một vùng khác và thực hiện lệnh Percentile để tìm các phân vị tương ứng, cụ thể:

PERCENTILE (Vùng cần tính, tham số)

- Vùng cần tính: Là vùng chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất.

- Tham số: Nhận các giá trị tương ứng từ 0 đến 1.

+ Bách phân vị thứ 25 là giá trị của hàm PERCENTILE với tham số bằng 0.25 (Bách phân vị thứ 25 tương đương với tứ phân vị thứ nhất của phép toán thống kê xác suất tứ phân vị).

+ Bách phân vị thứ 75 là giá trị của hàm PERCENTILE với tham số bằng 0.75 (Bách phân vị thứ 75 tương đương với tứ phân vị thứ ba của phép toán thống kê xác suất tứ phân vị).

+ Bách phân vị thứ 50 (số trung vị) là giá trị của hàm PERCENTILE với tham số bằng 0.5

+ Khoảng tin cậy là khoảng giá trị từ bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75.

2.2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Ta cũng có các số liệu như ví dụ ở phần 1:

A

B

C

Giá trị tỷ suất tìm được

Xác định bách phân vị

1

Bách phân vị thứ 25

= PERCENTILE(A2:A14,0.25)

1.25

Bách phân vị thứ 75

= PERCENTILE(A2:A14,0.75)

1.25

Bách phân vị thứ 50

= PERCENTILE(A2:A14,0.5)

1.5

 

 

1.5

 

 

1.75

 

 

2

 

 

2

 

 

2

 

 

2.25

 

 

2.5

 

 

2.75

 

 

3

 

 

Từ đó ta xác định được khoảng tin cậy của các giá trị tỷ suất là khoảng giá trị giữa bách phân vị thứ 25 và bách phân vị thứ 75: (1.5;2.25.) và số trung vị: 2.

YÊU CẦU DỊCH VỤ/TƯ VẤNLuat Khai Phong tu van
CÔNG TY LUẬT KHAI PHONG
Địa chỉ: P212-N4A, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641441 / 39973456 - Fax: 04.35641442
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
---------------------------------------------------------------------------------
 
 
bold italicize underline strike url image quote
Thu hẹp | Mở rộng
 

busy